I. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG:
- Chuẩn bị mặt bằng thi công khoan cấy thép:
– Tiếp nhận mặt bằng, xác định các mốc: trục, cao độ, vị trí khoan của hạng mục tại công trình.
– Đo đạc kiểm tra các cao độ và vị trí của của hạng mục cần khoan, xác định nguồn điện, nước tại khu vực cần khoan, hệ thống giàn giáo hổ trợ thi công.
– Kéo dây an toàn ngăn cách khu vực thi công với các khu vực thi công xung quanh. Đặt bảng cảnh báo, kẻ khẩu hiệu… hướng dẫn và phân chia khu vực thi công.
– Lắp đặt hệ thống điện, nước thi công theo hướng dẫn của bên giao thầu tại công trường.
– Đối với việc thi công khoan rút lõi bê tông, phải nhất quyết có vị trí đặt máy, đặc biệt với các đường kính lỗ khoan lớn.
Khoan rút lõi có 2 loại: khoan nước và khoan khô.
- Tổ chức lực lượng thi công:
Để đẩy nhanh tiến độ thi công theo dạng cuốn chiếu, cũng như việc dễ kiểm soát chất lượng thi công phía nhà thầu chia lực lượng công nhân thi công thành các nhóm như sau:
– Nhóm 1: phụ trách phần chuẩn bị các công tác điện nước, giàn giáo, vị trí đặt máy phục vụ thi công.
– Nhóm 2: phụ trách chuẩn bị các loại hố sơ máy thiết bị; hồ sơ nghiệm thu, giấy tờ thủ tục liên quan với bên giao thầu.
– Nhóm 3: Phụ trách thi công.
II. BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ.
– Tuân thủ nghiêm túc các quy định an toàn chung tại công trường, an toàn được lập riêng cho các công trình có các đặc thù riêng áp dụng cho lĩnh vực khoan cắt bê tông (đặc biệt là trong lĩnh vực thi công khoan rút lõi với những đường kính lớn); đặc biệt thận trọng khi khoan rút lõi bằng biện pháp khoan nước dễ gây giật điện.
– Làm biển cảnh báo, căng dây an toàn xung quanh khu vực đang thi công để cách ly các khu vực thi công xung quanh không ảnh hưởng đến việc thi công các hạng mục khác.
– Tổ chức bộ máy làm công tác an toàn, bảo hộ lao động tại công trường, cụ thể lập thành tiểu ban an toàn và bảo hiểm lao động. Công nhân thi công phải đầy đủ trang phục bảo hộ như: giầy, ủng, nón, giây an toán, kiến chống bụi và bao tây gia.
– Công nhân làm việc phải ký kết hợp đồng lao động, có giấy khám sức khỏe, huấn luyện an toàn và bảo hiểm lao động.
– Tuyệt đối chấp hành các nội quy, quy định của bên giao thầu và bên nhận thi công đề ra.
– Trên công trường, bố trí hệ thống chiếu sáng đầy đủ, sổ nhật ký an toàn công trường, khẩu hiệu an toàn, …
– Khi làm việc phải thường xuyên tưới nước để tránh bụi, bảo vệ môi trường, vệ sinh lao động.
– Vật liệu phải thường xuyên thu dọn gọn gàng, nếu có rác thải từ việc thi công khoan cắt gây ra thì ngay lập tức được dọn dẹp đưa vào các thùng rác kín trên công trường.
– Có biện pháp chống ô nhiễm môi trường và tiếng ồn xung quanh công trường và khu vực kế cận như không bố trí máy móc và công việc phát tiếng ồn làm lúc ngoài giờ hay tăng ca. Máy mốc thiết bị phục vụ thi công tuyệt đối an toàn.
– Công trường hạn chế dùng dây điện nối nhiều, trường hợp nối phải nối bằng băng keo điện do chính thợ điện nối, không được dùng nylon quấn tạm bợ vào chỗ nối.
Không để dây điện hở hoặc vật liệu đè lên, các ổ cắm, cầu dao phải được để nơi cao, ráo thuận tiện việc đóng ngắt. Tổ kỹ thuật phải có đủ dụng cụ và thường xuyên kiểm tra công tác điện tại công trường. Khi sửa chữa điện phải cắt điện, treo biển cấm đóng điện. Nhanh chóng khắc phục khi thấy dây điện hở, cháy hoặc rò điện gây nguy hiễm.
– Không cho công nhân ngồi nghỉ dưới móng đào hoặc bên thành. Cấm công nhân ngồi nghỉ ở bên tường mới xây.
– Khi vận chuyển vật liệu tới công trường phải sắp xếp, kê chèn cẩn thận.
– Nghiêm cấm quăng ném vật từ trên cao xuống, hoặc tung hứng vật từ dưới lên.
– Làm việc trên cao 3m ở vị trí cheo leo phải có dây an toàn.
– Các loại máy phải có quy định sử dụng riêng dán tại máy hoặc khu vực máy hoạt động.
– Khi máy đang hoạt động không được tra dầu mỡ hoặc vệ sinh máy.
– Không sử dụng quá công suất máy hoặc không đúng chức năng máy.
– Thường xuyên làm vệ sinh khu thi công, chú ý công tác phòng cháy chữa cháy cho các loại máy chạy xăng dầu.
– Kho nguyên liệu phải đặt cách ly với khoảng cách an toàn, trang bị bình chữa cháy tại khu vực này.
– Giàn giáo khi bắc để khoan phải được kê chân và neo buộc chắc chắn.
– Ngừng công việc khi trời mưa vì tất các thiết bị đều sử dụng bằng điện, dễ gây rò rỉ nguy hiểm.
III. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG KHOAN RÚT LÕI CẤY THÉP
Sau khi xác định vị trí cao độ của lỗ khoan việc thi công khoan cắt được thực hiện theo trình tự các bước như sau:
Bước 1: Khoan tạo lỗ
Bước 2: Vệ sinh lỗ khoan bằng hơi gió.
Bước 3: Vệ sinh lỗ khoan bằng chổi sắt chuyên dụng.
Bước 4: Vệ sinh lỗ khoan bằng hơi gió lặp lại như lần đầu.
Bước 5: Bơm keo vào lỗ khoan.
Bước 6: Tiến hành cấy sắt.IV. BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
- Giới thiệu chung
– Biện pháp để đảm bảo chất lượng bao gồm các phần chính:
+ Vật liệu sử dụng thi công.
+ Biện pháp, kỹ thuật thi công.
+ Tiến độ thi công.
– Hệ thống quản lý chất lượng của Nhà thầu do bộ phận chuyên trách (QC) thực hiện. Bộ phận này có nhiệm vụ quản lý, kiểm tra (vật liệu, kỹ thuật, tiến độ) và báo cáo Ban chỉ huy thông qua hệ thống văn bản.
- Quản lý vật liệu
– Bộ phận QC đệ trình các cataloge, mẫu thật của các loại vật tư, thiết bị cho Chủ đầu tư trước khi đưa vào sử dụng.
– Khi mẫu vật liệu đã được Chủ đầu tư chấp thuận, bộ phận này sẽ kiểm tra nguồn cung cấp và theo dõi kế hoạch cung cấp, cách thức lưu trữ cũng như chất lượng các loại vật liệu sao cho đảm bảo đúng chủng loại quy cách thiết kế hoặc tương đương trong suốt quá trình thi công.
- Quản lý chất lượng
– Bộ phận QC kiểm tra các biện pháp của Kỹ sư thi công trực tiếp công trường. Khi các vấn đề về kỹ thuật, an toàn và công tác chuẩn bị (nhân lực, máy móc, thiết bị) Thép được đưa vào lỗ khoan sau khi lỗ khoan được bơm keo ½ lỗ, trong quá trình cấy thép, cây thép phải được xoay tròn để lượng keo có trong lỗ khoan bán đều vào cây thép. Và để keo tràn ra chiếm chổ hết toàn bộ lỗ khoan, nếu thấy keo chưa tràn ra ngoài thì rút cây thép ra và bơm thêm lên cây thép rồi tiến hành xoay cây thép cho đến khi thấy lượng keo tràn ra ngoài miệng lỗ khoan. Sau khi hoàn thành việc cấy thép thì cây thép phải được giữ yên vị trí cho đến khi keo đã ninh kết hoàn toàn và thời gian này kéo dài 6-8 giờ của một công tác đảm bảo thì mới đồng ý cho tiến hành, thông qua các văn bản và các phiếu kiểm tra.
– Chất lượng của sản phẩm thường xuyên được bộ phận QC kiểm tra, đánh giá và đề ra các hướng giải quyết hợp lý.
– Dụng cụ và thiết bị dùng để kiểm tra còn trong tình trạng hoạt động tốt và có đầy đủ hồ sơ kiểm định.
- Quản lý tiến độ
– Bộ phận QC căn cứ theo tiến độ chung và các tiến độ chi tiết (tuần, tháng) của các bộ phận thi công để kiểm tra, đánh giá (đạt hay không đạt) tiến độ thực hiện trên công trường.
– Hàng tuần, tháng họp kế hoạch tác nghiệp nội bộ, bộ phận QC sẽ thông báo cho
Ban chỉ huy và các bộ phận thi công về tình hình tiến độ thi công, đề ra các biện pháp khắc phục, thông qua văn bản và báo cáo.
– Các biện pháp tăng cường đẩy nhanh tiến độ: kế hoạch cung cấp vật tư, kế hoạch tập trung huy động máy móc thiết bị, tăng nhân công, tăng ca làm việc.
– Tham gia giao ban định kỳ hàng tuần với Chủ đầu tư.
– Thường xuyên theo dõi các chế độ báo cáo tác nghiệp (ngày, tuần, tháng) của các bộ phận thi công để kiểm tra, đôn đốc.