Tại sao phải nối cốt thép?

Bê tông cốt thép là kết cấu chủ đạo trong ngành xây dựng công trình. Đó là sự kết hợp giữa những thế mạnh khác nhau của hai loại vật liệu là cốt thép và bê tông để tạo thành một loại vật liệu kết cấu có những đặc tính phù hợp với kết cấu công trình. Trong đó, cốt thép đóng vai trò quan trọng có tính chất quyết định đến khả năng chịu lực của một cấu kiện kết cấu. Vì những lí do khác nhau liên quan đến việc sản xuất, vận chuyển và lắp đặt cốt thép nên các thanh thép cốt bê tông luôn bị khống chế về chiều dài ngắn hơn chiều dài của kết cấu. Do vậy, việc nối các thanh cốt thép luôn xảy ra trong mọi công trình xây dựng và trên phạm vi rộng lớn.

noi-cot-thepViệc nối cốt thép sẽ góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng công trình, rút ngắn thời gian thi công và tăng cường hiệu quả đầu tư của các dự án.

Trong xây dựng nối thép gồm những cách nối sau:

Muốn có những thanh cốt thép dài hoặc muốn tận dụng những đoạn cốt thép ngắn thì phải nối chúng lại với nhau

1. Nối cốt thép xây dựng bằng phương pháp hàn điện.

noi-cot-thep-bang-han-dien

Đối với cách nối thép bằng hàn điện trong xây dựng thì người ta chia ra 4 cách nối cốt thép khác nhau.

– Nối đối đầu.
–  Nối ghép chập.
– Nối ghép táp.
Nối ghép máng.

– Những cốt thép có đường kính trên 16mm nên nối theo kiểu đối đầu bằng phương pháp hàn tiếp xúc đỉnh.

– Những cốt thép trơn, gai nhỏ hơn 16mm, không nối theo kiểu đối đầu được thì nối theo kiểu ghéo chập hoặc ghép táp.

– Những cốt thép kéo nguội chỉ được buộc ghép chập, không được hàn, hoặc nối trước rồi mới kéo nguội.

– Những cốt thép có đường kính từ 12mm trở lên nên nối theo kiểu ghép máng. Kiểu nối này làm giảm lượng thép 7-8 lần, giảm điện năng 2,5 lần, nâng năng suất thợ hàn lên 3-4 lần so với hàn hồ quang thông thường.

2. Nối thép xây dựng bằng phương pháp thủ công:

buộc nối thép bằng những dây kẽm dẻo và tuân thủ các quy tắc sau:

 

Phương pháp nối cốt thép thủ công
Phương pháp nối cốt thép thủ công

 

– Đối với thép trơn: trong xây dựng cách nối thép sẽ làm như sau:
+ Đặt ở vùng bê tông chịu kéo thì hai đầu cốt thép phải uốn cong thành móc và đặt chập lên nhau một đoạn dài 30-45d, dùng dây kẽm quấn quanh chỗ uốn.

+ Đặt ở vùng bê tông chịu nén thì không cần uốn móc, nhưng phải uốn dây thép quanh chỗ nối, đoạn chập nhau phải dài 20-40d.

– Đối với thép gai: nguyên tác nối thép trong xây dựng được giải quyết như sau:

+ Đặt ở vùng bê tông chịu kéo thì không cần phải uốn móc nhưng cũng phải uốn dây thép quanh chỗ nối, đoạn chập nhau phải dài từ 30-45d.

+ Đặt ở vùng bê tông chịu nén thì không cần phải uốn móc nhưng cũng phải uốn dây thép quanh chỗ nối, đoạn chập nhau phải từ 20-40d.