Tìm hiểu tiêu chuẩn khoan cấy thép vào bê tông

Mối ghép phải chịu được áp lực từ mọi hướng, lực nén lặp lại thường xuyên, ứng suất và biến dạng cao

Khoan cấy thép là một trong những hạng mục rất quan trọng trong thi công xây dựng, giúp đánh giá được chất lượng của công trình đó có tốt hay không và đảm bảo kiến trúc nhà đẹp. Vậy thi công làm sao để đạt tiêu chuẩn khoan cấy thép vào bê tông? Hãy tham khảo bài viết sau để hiểu hơn về khoan cấy thép và tiêu chuẩn của việc này ra sao nhé.

1. Khoan cấy thép là gì?

Tiêu chuẩn khoan cấy thép vào bê tông là một trong những hạng mục rất quan trọng
Tiêu chuẩn khoan cấy thép vào bê tông là một trong những hạng mục rất quan trọng

Theo các chuyên gia của chúng tôi, thì khoan cấy thép là một hạng mục không thể thiếu trong ngành xây dựng. Đây là phương pháp khoan cấy thép sử dụng các hóa chất liên kết có cường độ cao để giúp neo thép vào trong bê tông chính xác.

Trong quá trình thi công, việc thả các lồng thép thường rất dễ bị sai lệch 5 – 10cm, từ đó khiến cho các thanh thép chờ nằm sai vị trí thì bắt buộc cần đến cấy thép vào bê tông. Hoặc nếu muốn sửa chữa và nối thêm kết cấu mới vào các kết cấu cũ, việc hiện cấy thép vào bê tông kết hợp hóa chất cấy thép sẽ không ảnh hưởng đến khả năng chịu tải ban đầu của công trình.

Sử dụng khoan cấy thép giúp đảm báo tính nguyên vẹn của công trình, đảm bảo khả năng chịu tải của bê tông lẫn cốt thép như ban đầu. Đồng thời, còn giúp công tác cốp pha dễ dàng hơn, tiết kiệm được tối đa thời gian thi công.

2. Tiêu chuẩn khoan cấy thép vào bê tông

So với các phương pháp thi công khác, khoan cấy thép được đánh giá cao bởi rất nhiều ưu điểm
So với các phương pháp thi công khác, khoan cấy thép được đánh giá cao bởi rất nhiều ưu điểm

Tiêu chuẩn khoan cấy thép vào bê tông (TCVN 8163 : 2009) được Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC 17 Thép soạn thảo ra dựa trên cơ sở dự thảo đề nghị của Công ty cổ phần đầu tư Sông Đà Sao Việt và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Được gọi là thép cốt bê tông – mối nối bằng ống ren.

Tiêu chuẩn khoan cấy thép quy định yêu cầu chặt chẽ về kỹ thuật và phương pháp thử, yêu cầu về ống ren dùng để nối thép cốt với mối nối thép cốt bê tông bằng ống ren ở trong các công trình xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, thủy lợi, giao thông và hàng loạt công trình hạ tầng kỹ thuật khác.

Lưu ý: Tiêu chuẩn trên chỉ được áp dụng cho nối thép có cốt bê tông bằng loại ống ren trụ theo cách cán ren trực tiếp. Ống nối được quy định ở trong tiêu chuẩn này thì có thể sử dụng cho những mối nối khác ở trong các kết cấu xây dựng. Định mức về tiêu chuẩn phù hợp sẽ còn tùy thuộc vào từng loại hóa chất và đường kính cụ thể.

3. Một số thuật ngữ phổ biến sử dụng trong tiêu chuẩn khoan cấy thép vào bê tông

Đường kính mũi khoan = đường kính cấy thép +4 (thanh d<20, +5 với d=20, +8 với d>22)
Đường kính mũi khoan = đường kính cấy thép +4 (thanh d<20, +5 với d=20, +8 với d>22)

Trong tiêu chuẩn khoan cấy thép vào bê tông, có một số thuật ngữ chuyên ngành mà bạn cần biết:

+ Nối thép cốt bê tông bằng ống ren: dùng ống ren chuyên dụng bằng thép, bên trong có ren để liên kết 2 thanh thép cốt được tạo ren trước ở đầu.

+ Mối nối thép cốt bê tông bằng ống ren trụ bằng phương pháp cán ren trực tiếp

+ Phương pháp cán ren trực tiếp: là cách gọt bỏ phần gân dọc và ngang của thanh thép cốt trước khi đem cán ren trên thiết bị tạo ren chuyên dụng,  không tạo phoi.

+ Ống ren: là ống nối chuyên dụng trong hình trụ có ren, dùng để nối hai đầu ren thép cốt.

+ Đầu ren: đầu của thanh thép cốt được gia công để tạo thành ren hình trụ.

+ Mũ khóa: là đoạn ống nối dùng để khóa vị trí tương đối của ống ren với đầu ren.

4. Yêu cầu kỹ thuật của ống nối trong tiêu chuẩn khoan cấy thép vào bê tông

Các đầu ren phải đáp ứng các tiêu chí chấp nhận khoan thép
Các đầu ren phải đáp ứng các tiêu chí chấp nhận khoan thép

Ống ren được sử dụng trong mối nối phải đảm bảo phù hợp mác thép theo TCVN 1651-1 : 2008; TCVN 1651-2 : 2008. 5.2, lựa chọn vật liệu chế tạo có cơ tính thích hợp. Đặc biệt kích thước và bề mặt ống nối cũng cần phù hợp theo yêu cầu.

Khi thiết kế ống ren cần đảm bảo mối nối có giới hạn bền kéo phù hợp, chịu được kéo nén lặp lại tuần hoàn ứng suất cao, chịu được độ biến dạng lớn theo quy định. Trước khi sử dụng phải phân tích kiểu mối nối thép cốt bằng ống ren trụ theo phương pháp cán ren sao cho phù hợp với vị trí của thép cốt trong kết cấu lẫn điều kiện thi công công trình.

5. Yêu cầu kỹ thuật của mối nối trong tiêu chuẩn khoan cấy thép

Trong tiêu chuẩn khoan cấy thép vào bê tông, mối ghép phải chịu được áp lực từ mọi hướng, lực nén lặp lại thường xuyên, ứng suất và biến dạng cao
Mối ghép phải chịu được áp lực từ mọi hướng, lực nén lặp lại thường xuyên, ứng suất và biến dạng cao

+ Đầu ren thép cốt: khi gia công có tiêu chuẩn khoan cấy thép cần dùng chất làm mát có thể tan trong nước hoặc các hóa chất chuyên dụng đặc biệt, phù hợp với ren của ống ren theo thiết kế. 

+ Chất lượng bề mặt ren phải đều, riêng chiều rộng phần ren sứt mẻ vượt quá 0,25 P có tổng chiều dài không được vượt quá chu vi một ren trụ.

+ Độ dài đầu ren đáp ứng yêu cầu của thiết kế, sai số cho phép được là +1 P

+ Đường kính trong của ren trụ đảm bảo vặn được vào thuận lợi, chiều dài vặn thích hợp. Chiều dài vặn vào không vượt quá 3 P.

Nếu phát hiện sai sót hoặc có sự nghi ngờ trong tiêu chuẩn khoan cấy thép thì cần cắt lấy 3 mẫu thử bất kì ở rong kết cấu công trình đem đi thử nghiệm nhằm mục đích xác định giới hạn bền kéo. Sau đó đánh giá theo cấp mối nối rồi đem so sánh với cấp yêu cầu của đơn vị thiết kế.

Trường hợp cả 3 mẫu thử nghiệm mối nối phù hợp với các yêu cầu kĩ thuật quy định thì lô nghiệm thu đạt yêu cầu về chất lượng. Còn nếu có 1 mẫu thử nghiệm mà không đạt yêu cầu thì cần lấy tiếp 6 mẫu khác để kiểm tra lại.

Bài viết trên đã tổng hợp các thông tin liên quan đến tiêu chuẩn khoan cấy thép vào bê tông. Để cập nhật kiến thức về xây dựng và sửa chữa nhà trọn gói, vui lòng tiếp tục theo dõi các bài viết được update hàng ngày trên website của chúng tôi!